Halofar 2mg Pharmedic 10 vỉ x 20 viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#4320
Halofar 2mg Pharmedic 10 vỉ x 20 viên
5.0/5

Số đăng ký: 893110289300

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép

Tìm thuốc Haloperidol khác

Tìm thuốc cùng thương hiệu Pharmedic JSC khác

Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Gửi đơn thuốc
Nhà sản xuất

Pharmedic

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Số đăng ký: 893110289300
Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Haloperidol: 2mg.

Công dụng (Chỉ định)

  • Điều trị các biểu hiện rối loạn tâm thần.
  • Kiểm soát tật máy giật vận động và phát âm trong hội chứng Tourette ở trẻ em và người lớn.
  • Điều trị các vấn đề hành vi nghiêm trọng ở trẻ em như gây gổ, tấn công, kích động (dù không có sự khiêu khích).
  • Điều trị thời gian ngắn ở trẻ em hiếu động thái quá kèm theo các rối loạn hành vi bao gồm các triệu chứng sau đây: Ám ảnh, khó tập trung, hung hăng, tâm trạng không ổn định và khó khoan dung.
  • Haloperidol dùng cho trẻ em khi không đáp ứng với liệu pháp tâm lý hoặc các loại thuốc chống loạn thần khác.

Liều dùng

Liều cần điều trị có sự thay đổi đáng kể giữa các bệnh nhân.

Như với tất cả các thuốc chống loạn thần khác, liều lượng nên theo nhu cầu và đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Điều chỉnh liều phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để đạt được sự kiểm soát điều trị tối ưu. Để xác định liều lượng ban đầu, cần cân nhắc đến tuổi tác, mức độ bệnh của bệnh nhân, đáp ứng trước kia đối với các thuốc chống loạn thần khác và bất kỳ thuốc kèm theo hoặc tình trạng bệnh.

Trẻ em, bệnh nhân suy nhược hoặc lão khoa cũng như những người có tiền sử phản ứng phụ đối với thuốc chống loạn thần, có thể cần haloperidol liều ít hơn. Đáp ứng tối ưu ở những bệnh nhân này thường đạt được khi chỉnh liều dần dần và với liều lượng thấp, như được đề nghị dưới đây.

Liều bắt đầu điều trị:

Người lớn:

  • Triệu chứng trung bình: 0,5 mg-2 mg, 2-3 lần/ngày.
  • Triệu chứng nặng: 3 mg-5 mg, 2-3 lần/ngày. Để đạt được kiểm soát nhanh, liều cao hơn có thể cần trong một số trường hợp.
  • Bệnh nhân cao tuổi hoặc suy nhược cơ thể: 0,5 mg-2 mg, 2-3 lần/ ngày.
  • Bệnh nhân mạn tính hoặc kháng thuốc: 3 mg - 5 mg, 2-3 lần/ngày. Bệnh nhân vẫn còn khó chịu hoặc kiểm soát không tốt, có thể cần điều chỉnh liều.
  • Trong một số trường hợp, liều hàng ngày lên tới 100 mg có thể cần thiết để đạt được đáp ứng tối ưu. Đôi khi haloperidol có thể được dùng trên 100 mg cho bệnh nhân kháng thuốc nặng. Tuy nhiên, dữ liệu lâm sàng đã không chứng minh được sự an toàn của việc sử dụng kéo dài liều này.

Trẻ em:

  • Haloperidol không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Trẻ em từ 3-12 tuổi (trọng lượng từ 15 kg đến 40 kg): nên điều trị bắt đầu với liều thấp nhất có thể (0,5 mg/ngày). Nếu cần, liều sẽ tăng lên thêm 0,5 mg, trong khoảng mỗi 5-7 ngày cho đến khi đạt được kết quả điều trị mong muốn. Tổng liều có thể chia thành 2-3 lần/ngày.
  • Rối loạn tâm thần: 0,05 -0,15 mg/kg/ ngày.
  • Rối loạn hành vi không tâm thần và hội chứng Tourette: 0,05 - 0,075 mg/kg/ngày.
  • Trong những trẻ em bị rối loạn nặng không tâm thần hoặc trẻ em hiếu động thái quá kèm rối loạn hành vi không đáp ứng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống loạn thần khác, dùng thời gian ngắn haloperidol có thể đủ đáp ứng. Không có bằng chứng cho thấy liều lượng tối đa là sẽ hiệu quả. Có rất ít bằng chứng cho thấy cải thiện hành vi đạt được ở liều lượng vượt quá 6 mg/ ngày.
  • Liều duy trì: Khi đạt được đáp ứng điều trị, liều lượng nên được dần dần giảm đến mức duy trì được hiệu quả.

Cách dùng

  • Dùng đường uống.

Quá liều

Triệu chứng:

  • Phản ứng ngoại tháp nặng, hạ huyết áp và an thần. Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ xuất hiện hôn mê với ức chế hô hấp và hạ huyết áp đủ để tạo trạng thái sốc. Cần phải theo dõi nguy cơ loạn nhịp thất kèm kéo dài khoảng QT.

Xử trí:

  • Không có thuốc giải đặc hiệu. Điều trị hỗ trợ. Đường dẫn khí phải được sử dụng ống dẫn khí quản hoặc ống nội khí quản ở bệnh nhân hôn mê.
  • Cần hô hấp nhân tạo ở bệnh nhân ức chế hô hấp. Theo dõi ECG và các dấu hiệu quan trọng và theo dõi tiếp tục cho đến khi ECG bình thường.
  • Khuyến cáo nên điều trị loạn nhịp nặng với các biện pháp chống loạn nhịp thích hợp . Hạ huyết áp và đột quỵ tuần hoàn có thể được giải quyết bằng tiêm tĩnh mạch huyết tương hoặc albumin đậm đặc và thuốc giãn mạch, như dopamin hoặc noradrenalin.
  • Trong trường hợp phản ứng ngoại tháp nghiêm trọng nên tiêm thuốc chống parkinson.

Không sử dụng trong trường hợp (Chống chỉ định)

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trạng thái hôn mê Người bệnh Parkinson.
  • Chứng mất trí.
  • Chứng liệt trên nhân tiến triển.
  • Khoảng QT kéo dài hoặc hội chứng QT bẩm sinh kéo dài. Nhồi máu cơ tim cấp gần đây.
  • Suy tim mất bù.
  • Tiền sử loạn nhịp thất hoặc thất nhanh.
  • Hạ kali máu chưa điều chỉnh.
  • Điều trị đồng thời với các sản phẩm thuốc kéo dài khoảng QT

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp, ADR >1/100:

  • Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm và an thần. Triệu chứng ngoại tháp với rối loạn trương lực cấp, hội chứng Parkinson, đứng ngồi không yên, Loạn động muộn xảy ra khi điều trị thời gian dài.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Tăng tiết nước bọt và mồ hôi, ăn mất ngon, mất ngủ và thay đổi thể trọng.
  • Tim đập nhanh và hạ huyết áp, tiết nhiều sữa, to vú nam giới, ít kinh hoặc mất kinh, nôn, táo bón, khó tiêu, khô miệng.
  • Triệu chứng ngoại tháp với kiểu kích thích vận động, suy nhược, yếu cơ.
  • Cơn động kinh lớn, kích thích tâm thần, lú lẫn, bí đái và nhìn mờ.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000:

  • Phản ứng quá mẫn, như phản ứng da, mày đay, choáng phản vệ.
  • Hội chứng an thân kinh ác tính, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
  • Loạn nhịp thất, hạ glucose huyết, viêm gan và tắc mật trong gan.

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Tác dụng của tim mạch: Halofar chống chỉ định khi kết hợp với thuốc kéo dài khoảng QT.
  • Cần thận trọng khi dùng Haloperidol kết hợp với các sản phẩm thuốc gây ra mất cân bằng điện giải.
  • Các thuốc có thể làm tăng nồng độ haloperidol trong máu bao gồm: Thuốc ức chế CYP3A4: alprazolam, fluvoxamin, indinavir, itraconazol, ketoconazol, nefazodon, posaconazol, saquinavir, verapamil, voriconazol. Thuốc ức chế CYP2D6: bupropion, clorpromazin, duloxetin, paroxetin, promethazin, sertralin, venlafaxin. Thuốc ức chế CYP3A4 kết hợp CYP2D6: fluoxetin, ritonavir.
  • Các thuốc có thể làm giảm nồng độ haloperidol trong máu: Thuốc gây cảm ứng enzym mạnh CYP3A4: carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin.
  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng khi kết hợp với methyldopa.
  • Haloperidol có thể đối kháng hoạt động của adrenalin và các sản phẩm thuốc cường giao cảm khác (ví dụ: chất kích thích như amphetamines) và đảo nghịch tác dụng hạ áp huyết áp của các sản phẩm thuốc phong bế adrenergic như guanethidin.
  • Haloperidol có thể đối kháng tác dụng levodopa và các chất chủ vận dopamin khác.
  • Haloperidol là chất ức chế CYP2D6. Haloperidol ức chế chuyển hóa thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin, desipramin), do đó làm tăng nồng độ trong máu của các thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng (cảnh báo và thận trọng)

Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

  • Tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi với chứng mất trí: Người cao tuổi mắc bệnh tâm thần kèm chứng sa sút trí tuệ điều trị bằng thuốc chống loạn thần có nguy cơ cao tử vong.
  • Khoảng QT kéo dài và/ hoặc loạn nhịp tâm thất, đã được báo cáo với haloperidol.
  • Rối loạn điện giải như hạ kali huyết và hạ magnesi huyết làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất và phải được chữa trị trước khi điều trị với haloperidol.
  • Nhịp tim nhanh và hạ huyết áp (kể cả hạ huyết áp thế đứng) đã được báo cáo.
  • Thận trọng ở bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bị đột qụy.
  • Hội chứng an thần kinh ác tính: Phản ứng hiếm gặp có đặc điểm tăng thân nhiệt, co cơ, ý thức thay đổi và tăng độ thanh thải phosphokinase máu. Tăng thân nhiệt thường là một dấu hiệu sớm của hội chứng này.

Rối loạn vận động chậm:

  • Loạn vận động chậm có thể xuất hiện ở vài bệnh nhân khi điều trị lâu dài hoặc sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Hội chứng chủ yếu được đặc trưng bởi các cử động vô ý của lưỡi, mặt, miệng hoặc hàm.
  • Hội chứng có thể bị che khuất khi tăng liều hoặc khi chuyển sang dùng thuốc chống loạn thần khác.
  • Triệu chứng ngoại tháp có thể xảy ra (run, co cứng, tăng tiết nước bọt, vận động chậm, ngừng vận động, loạn trương lực cấp).
  • Động kinh/co giật: Đã có báo cáo các cơn co giật có thể gây ra bởi haloperidol.
  • Haloperidol được chuyển hóa ở gan, nên điều chỉnh liều và thận trọng ở bệnh nhân suy gan. Chức năng gan bất thường hoặc viêm gan, thường là ứ mật đã được báo cáo.

Liên quan đến hệ nội tiết:

  • Thyroxin làm tăng độc tính của haloperidol.
  • Thận trọng khi điều trị thuốc chống loạn thần ở bệnh nhân cường giáp.
  • Tác dụng nội tiết của thuốc chống loạn thần bao gồm tăng prolactin huyết, có thể gây chứng vú to ở đàn ông và ngừng kinh tăng tiết sữa ở phụ nữ.
  • Hạ đường huyết và hội chứng tiết hormon chống lợi niệu đã được báo cáo khi dùng haloperidol.
  • Các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch (VTE) đã được báo cáo với thuốc chống loạn thần.

Đáp ứng điều trị và cai thuốc:

  • Trong bệnh tâm thần phân liệt, đáp ứng với điều trị chống loạn thần có thể bị chậm.
  • Nếu ngừng thuốc chống loạn thần, sự tái phát các triệu chứng liên quan có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng. Có rất ít báo cáo về các triệu chứng cai thuốc (bao gồm buồn nôn, nôn và mất ngủ) sau khi ngừng đột ngột liều cao thuốc chống loạn thần.
  • Việc giảm liều dần dần trước khi ngừng thuốc hẳn được khuyến khích như một biện pháp phòng ngừa.
  • Bệnh nhân trầm cảm: Không nên dùng haloperidol đơn thuần ở những bệnh nhân trầm cảm. Có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm và loạn thần cùng tồn tại.
  • Chuyển từ hưng cảm sang trầm cảm: Có một nguy cơ trong việc điều trị chứng hưng cảm của rối loạn lưỡng cực cho bệnh nhân chuyển từ trạng thái hưng cảm sang trầm cảm. Giám sát bệnh nhân chuyển sang giai đoạn trầm cảm với các nguy cơ kèm theo như hành vi tự tử là rất quan trọng để ngăn ngừa.
  • Chuyển hóa kém CYP2D6: Haloperidol nên dùng thận trọng ở những bệnh nhân chuyển hóa kém cytochrom P450 (CYP) 2D6 và những người đang dùng thuốc ức chế CYP3A4.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Phụ nữ mang thai: Nên tránh sử dụng Haloperidol trong thai kỳ.
  • Phụ nữ cho con bú: Haloperidol được bài tiết vào sữa mẹ. Quyết định ngừng cho con bú hoặc ngưng điều trị với Haloperidol nên cân nhắc đến lợi ích của việc cho con bú và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc ở người mẹ.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Haloperidol ảnh hưởng vừa phải đối với khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

  • CSKH 1: 0899.39.1368 
  • CSKH 2: 08.1900.8095 
  • HTKD: 0901.346.379 

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang. Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.